Các loại gỗ công nghiệp: Gỗ công nghiệp MDF, gỗ công nghiệp HDF, gỗ công nghiệp MFC
Với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của ngành gỗ công nghiệp ngày nay và thị trường trong trong nước trong khoản 5 năm trở lại đây, ra đời nhiều công ty chuyên nhập khẩu, phân phối và gia công bề mặt gỗ nội thất có tiếng tâm trong ngành như An Cường, Ba Thanh, Mộc Phát…
Vậy các sản phẩm gỗ công nghiệp này là bao gồm những loại gỗ nào? SOMMA chia sẻ một phần nhỏ sự hiểu biết của chúng tôi về loại gỗ này đến quý khách hàng, đặc biệt là nhà sản xuất đồ gỗ nội thất, nhầm có cái nhìn trực quan và rõ ràng nhất, trong việc lựa chọn sản phẩm để thi công dự án. Gỗ công nghiệp tiếng anh là gì? có thể gọi tạm nó là: Wood Industry
Gỗ công nghiệp là gì?
Nó là một sản phẩm của ngành công nghiệp gỗ nhân tạo, được làm từ các nguyên liệu tận dụng từ cây gỗ tự nhiên. Các sản phẩm được làm từ gỗ công nghiệp có 2 phần chính đó là cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt. Cùng SOMMA tìm hiểu các loại sàn gỗ công nghiệp thông dụng này nhé.
1. Các loại cốt gỗ công nghiệp
Cốt gỗ ván dăm MFC
MFC là loại gỗ công nghiệp có thành phần chính từ các cành, nhánh hoặc thân của gỗ rừng trồng như cao su, keo, bạch đàn… Loại gỗ này có khả năng chịu được lực tác động, bề mặt rộng và đa dạng về mẫu mã.
Loại cốt gỗ này có đặc điểm đó là không được nhẵn mịn. Bạn có thể nhìn thấy các dăm gỗ bằng mắt thường. Cốt ván dăm MFC thường được sử dụng để sản xuất các vật dụng như tủ đồ, bàn làm việc..vv.

Cốt gỗ MDF
Cốt gỗ MDF là loại cốt gỗ có thành phần là bột gỗ từ cành và nhánh cây trộn cùng với keo đặc chủng. Bề mặt của loại cốt gỗ công nghiệp này mịn và nhẵn nên thường được sử dụng để làm thành các sản phẩm nội thất cao cấp như bàn văn phòng, tủ tài liệu,… có giá thành cao hơn loại cốt gỗ ván dăm.

Cốt gỗ HDF
Thành phần chính của loại cốt gỗ này được làm từ gỗ rừng trồng nguyên khối. Các khối gỗ được luộc và sấy khô để loại bỏ hết nhựa và nghiền thành bột. Bột gỗ sau đó sẽ kết hợp với các chất phụ gia để tăng sự liên kết và độ cứng có khả năng chống lại mối mọt và độ ẩm. Cuối cùng, hỗn hợp bột gỗ sẽ được ép dưới áp suất cao tạo thành cốt gỗ.

Cốt gỗ plywood hay là cốt gỗ dán
Loại cốt gỗ plywood (cốt gỗ dán) này được làm từ các lớp gỗ tự nhiên mỏng có độ dày khoảng 1mm kết dính với nhau và được ép đan xen. Có các loại 3 lớp, 5 lớp, 7 và 11 lớp. Loại cốt gỗ này không bị nứt, không bị mối mọt hay co ngót. Plywood gọi chung hay nói riêng thì bản chất nó vẫn là ván gỗ công nghiệp. Gỗ plywood còn được gia công phủ phim lên mặt ván, phủ veneer, phủ keo…

2. Các loại bề mặt thông dụng
Bề mặt Melamine
Bề mặt melamine là bề mặt nhựa tổng hợp có độ dày khoảng 0.04mm – 0.1mm. Lớp nhựa này được phủ lên cốt gỗ ván dăm hoặc ván mịn. Các tấm gỗ phủ Melamine (MFC) không bị cong vênh và có độ bền cao cùng sự đa dạng về màu sắc. Màu của các tấm gỗ này rất sáng và đều màu thường được sử dụng tại văn phòng, gia đình..vv.
Bề mặt Laminate
Bề mặt Laminate cũng là nhựa tổng hợp giống Melamine nhưng dày hơn thường là 0.7 hoặc 0.8mm. Loại bề mặt này thường được phủ lên ván gỗ dăm, gỗ mịn. Laminate là chất liệu bề mặt thông dụng thường được dùng cho các sản phẩm như bàn ghế, giường tủ, cầu thang, sàn nhà, vách ốp, vách ngăn văn phòng … Laminate có tính ổn định, chịu lực, chịu lửa, chống nước, hóa chất và màu sắc phong phú. Gỗ công nghiệp bề mặt laminate rất bền và cao cấp hơn melamine hay các loại khác.
Bề mặt Veneer
Veneer là bề mặt gỗ tự nhiên có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm. Bề mặt này giúp quá trình thi công dễ dàng, mẫu mã đa dạng và tạo thành những kiểu dáng theo mong muốn. Gỗ veneer thường được làm để sản xuất cánh cửa có độ sáng bóng rất đẹp mắt.
Bề mặt Vinyl
Loại bề mặt này được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc có độ dày tiêu chuẩn là 0,12mm – 0,18mm – 0,2 mm. Bề mặt Vinyl có kết cấu gồm PVC và lớp bao phủ. Vinyl thường kết hợp với Laminate để tạo thành các sản phẩm nội thất hiện đại và sang trọng.
Bề mặt phủ giấy vân gỗ
Cốt ván MDF, Okal, HDF hay tất cả các loại gỗ ghép đều phủ được bề mặt giấy vân gỗ này, ngoài ra còn có bề mặt giấy trơn, các màu vàng, xanh, đỏ, hồng, các màu tươi thường dùng sản xuất đồ gia dụng cho trẻ em. Ngoài phủ giấy còn có phủ giấy PU có nghĩa là trên bề mặt giấy có một lớp PU nhẹ, điều này giúp sản phẩm của bạn hoàn thiện và bền lâu.
Bề mặt phủ UV, PU
Sau khi đã phủ lên các lớp veneer, melamine, giấy, vinyl, lamine, bạn có thể phủ lên lớp UV hoặc PU nếu cảm thấy việc này là cần thiết cho sản phẩm bạn. Somma thấy thường rất ít và hiếm nhà sản xuất nào làm như vậy, nếu có cũng rất hiếm, nó được áp dụng trên những sản phẩm dùng ngoài trời 100%, phải chịu được thời tiết như mưa, nắng.. chịu sự bào mòn cao, hao tổn nhiều. Cần UV hoặc PU để bảo vệ chúng.
Các loại gỗ công nghiệp hiện nay
Ván ép được sử dụng rất nhiều trong thi công xây dựng và thiết kế nội thất, được rất nhiều người yêu thích sử dụng bởi giá thành rẻ. Rất nhiều người sử dụng cũng đều có thắc mắc các loại gỗ làm ván công nghiệp dùng trong nội thất là gì? Những loại gỗ này có ưu điểm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại gỗ này nhé!
Gỗ công nghiệp MFC
Sự kết hợp từ cốt gỗ ván Okal (ván Okal) phủ lớp bề mặt melamine để tạo thành gỗ công nghiệp MFC. Các loại cây được dùng để làm nên loại gỗ này là các loại cây được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây quá to. Các cây gỗ này được băm nhỏ thành các dăm gỗ cùng kết hợp với keo, ép tạo độ dày.
Khi hoàn thiện, bề mặt sẽ được phủ 1 lớp nhựa Melamine in vân gỗ để tạo vẻ đẹp rồi tráng bề mặt hoàn thiện nhằm bảo vệ để chống trầy xước và chống ẩm. Sản phẩm gỗ MFC có ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực làm nội thất văn phòng. Sở dĩ dòng sản phẩm này được ưa chuộng bởi giá thành phải chăng, màu sắc phong phú.
Với những dòng nội thất bên trong nhà ở và văn phòng thì sẽ dùng loại gỗ công nghiệp MFC tiêu chuẩn, còn với các không gian có độ ẩm cao thì nên dùng loại ván gỗ MFC chống ẩm.

Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF chính là một trong các loại gỗ làm nội thất rất thông dụng trên thị trường hiện nay. Loại gỗ này được tạo nên từ cành cây, nhánh cây rồi đưa vào máy nghiền nát thành bột, trộn với keo chuyên dụng để tạo thành các tấm ván với kích thước và độ dày khác nhau.
Với tấm ván gỗ công nghiệp MDF nhìn bằng mắt thường đều có thể thấy rõ được sự bằng phẳng, nhẵn mịn của bề mặt. Chính bởi công nghệ phức tạp hơn nhiều so với các loại gỗ khác nên nó sẽ có giá trị cao hơn so với các loại ván khác.
Loại gỗ công nghiệp MDF này được ứng dụng rất nhiều trong ngành sản xuất nội thất, có thể thay thế gỗ tự nhiên với nhiều ưu điểm khác nhau. Gỗ sẽ đảm bảo không bị đàn hồi hay co ngót, giá thành thấp và ván có khổ lớn đồng đều. Chính vì thế, gỗ MDF được sử dụng rất nhiều để làm tủ quần áo, nội thất văn phòng, giường ngủ…
Bên cạnh đó còn có loại ván ép MDF chống ẩm, khả năng chống ẩm ưu việt, bề mặt nhẵn, phẳng tuyệt đối, thích hợp sử dụng trong môi trường ẩm ướt. Sản phẩm rất dễ thi công, được dùng trong các công trình nhỏ, bề mặt gỗ lớn, thường dùng để làm tủ kệ, bàn ghế nội thất.

Gỗ công nghiệp HDF
Một trong các loại gỗ khác nữa được nhắc đến chính là gỗ công nghiệp HDF, được tạo nên từ gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối. Gỗ này được luộc và sấy khô trong môi trường có nhiệt độ cao, xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước với dây chuyền hiện đại.
Gỗ công nghiệp HDF được đảm bảo hoàn toàn độ chất lượng, thời gian xử lý nhanh chóng, bột gỗ kết hợp cùng với các chất phụ gia để tăng độ cứng, chống mối mọt. Sau đó ép dưới áp suất cao, tạo thành gỗ với độ dày tùy theo yêu cầu. Tấm ván ép này có nhiều ưu điểm như sau:
- Gỗ công nghiệp HDF có khả năng cách âm tốt, chịu nhiệt cao
- Chống mối mọt, chống cong vênh cao hơn so với gỗ tự nhiên
- Màu sơn đa dạng, thuận tiện cho việc lựa chọn, dễ chuyển đổi màu sơn theo yêu cầu thẩm mỹ
- Bề mặt bóng, mịn
- Độ cứng cao

Trên đây chính là các loại gỗ công nghiệp thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, Quý khách hàng mong muốn biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với SOMMA ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể.
Write a Comment